Tái cấu trúc là yêu cầu bắt buộc của mỗi doanh nghiệp |
Ông Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC, mã PVX) cho biết, doanh nghiệp đang quyết liệt tập trung thực hiện phương án tái cấu trúc để trở thành Tổng công ty Xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam…
Tuy nhiên, có thể khẳng định, trong dòng xoáy khắc nghiệt mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đang phải đối mặt, PVC cũng phải chịu những tác động không nhỏ. Với những biến động bất lợi của nền kinh tế như lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tín dụng và biến động tỷ giá, tăng giá điện và tăng giá các loại vật tư, vật liệu chủ yếu phục vụ xây dựng như sắt, thép, cước vận chuyển, chi phí nhân công… làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của toàn Tổng công ty. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, một số dự án tiếp tục dừng, giãn tiến độ như: Lô B Ô môn, Nam Côn Sơn 2, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Lọc hóa dầu Long Sơn, NPK Phú Mỹ... cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của PVC. Bên cạnh đó, với việc thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn suy giảm kéo dài, nên Tổng Công ty phải trích lập các khoản dự phòng lỗ và giảm giá chứng khoán từ các công ty liên kết và các công ty đầu tư tài chính, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty mẹ Tổng Công ty.
Ông Trịnh Xuân Thanh: Đúng vậy, chỉ nhìn vào con số mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, hiện tại, cả nước có trên 375.000 doanh nghiệp đang hoạt động thực tế, thấp hơn nhiều so với tổng số 620.000 doanh nghiệp đăng ký cuối năm 2011, cho thấy doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản, giải thể ngày càng tăng. Điều đó cho thấy những tác động của khủng hoảng kinh tế đối với các doanh nghiệp là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, doanh nghiệp nào trụ vững được trong thời điểm này đã là một “kỳ tích”. Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, đây là giai đoạn “lửa thử vàng” để doanh nghiệp thực sự trưởng thành hơn về mọi mặt. Từ những khó khăn mà PVC đang phải đối mặt là một cơ hội tốt để chúng tôi nhận ra những những khiếm khuyết, hạn chế, từ đó tìm ra những định hướng, giải pháp để khắc phục trong toàn bộ hệ thống, từ công ty mẹ đến các công ty thành viên. Để vượt qua khủng hoảng, ngoài việc có chiến lược đúng, tái cấu trúc hợp lý, kịp thời điều chỉnh phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp còn cần phải biết sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý, năng động uyển chuyển và ứng phó khôn khéo với các biến động của thị trường. Được biết, PVC cũng đang trong giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ, đặc biệt là chủ trương thoái vốn tại các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản, thưa ông? Ông Trịnh Xuân Thanh: Tái cấu trúc là một yêu cầu bắt buộc của mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại. Đây là một công việc hết sức khó khăn, nhưng để có một “cơ thể” kiện tráng và khỏe mạnh hơn là điều mà vì nó ta phải đau đớn bản thân cũng rất nên làm. Với định hướng xây dựng và phát triển PVC thành một Tổng công ty Xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chiến lược phát triển của PVC tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là Xây lắp chuyên ngành Dầu khí trên bờ (Xây lắp các công trình đường ống, bể chứa dầu khí, các công trình lọc hóa dầu, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí); Xây lắp các công trình nhà máy điện; Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp khác của Tập đoàn và đầu tư sản xuất công nghiệp phụ trợ phục vụ hoạt động xây lắp chuyên ngành, xây lắp công nghiệp. Năm 2011, từ trên 40 đơn vị thành viên, chúng tôi đã tiến hành sắp xếp, phân loại và xây dựng nhóm các đơn vị thành viên gồm 15 Công ty con và 13 Công ty liên kết. Không dừng ở đó, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVC đã xây dựng phương án tái cấu trúc của Tổng công ty giai đoạn 2012-2015 và đang trình Tập đoàn phê duyệt. Theo đó, số lượng đơn vị thành viên của PVC chỉ bao gồm 9 công ty con, hoạt động theo các lĩnh vực SXKD chính của TCT. Chúng tôi đang xây dựng lộ trình từ nay đến năm 2015 sẽ từng bước thoái vốn tại các đơn vị thành viên, đơn vị liên kết sản xuất kinh doanh kém hiệu quả và không thuộc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của PVC. Chúng tôi cũng không đầu tư các dự án mới thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản; xây dựng lộ trình thoái vốn phù hợp, chuyển nhượng các dự án đầu tư bất động sản hiện có.
Ông Trịnh Xuân Thanh: Về vấn đề này, tôi xin trích ý kiến tại Biên bản làm việc ngày 18/8/2011 của Đoàn Thanh tra Chính phủ sau khi làm việc tại PVC như sau: “Nhờ áp dụng hình thức chỉ định thầu đã rút ngắn được thời gian lựa chọn nhà thầu, nâng cao được năng lực thi công của các đơn vị trong Tổng công ty cũng như các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Giảm thiểu, tiết kiệm được chi phí chung của dự án. Các công trình đều kiểm soát được tiến độ và chất lượng. Từ chỗ là nhà thầu phụ cho các dự án, những năm gần đây PVC đã từng bước đảm nhận Tổng thầu các dự án lớn như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch”.
Từ những thành công bước đầu của PVC trong các dự án được chỉ định thầu đã phần nào cho thấy: Nếu biết tận dụng các yếu tố tích cực của cơ chế này có thể sẽ phát huy được tối đa nội lực của các doanh nghiệp xây lắp trong nước, rút ngắn thời gian thi công và tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư, hạn chế được tình trạng các đơn vị phải làm thuê lại cho nhà thầu nước ngoài trong một số dự án được đấu thầu trong thời gian qua. Chúng tôi cũng kiến nghị Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước xem xét để đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các cơ chế hỗ trợ nhất định với các nhà thầu xây lắp trong nước để phát huy các mặt tích cực của việc chỉ định thầu đối với một số công trình có tiến độ cấp bách.
Ông Trịnh Xuân Thanh: Ngày 22/5/2012, PVC với vai trò Tổng thầu EPC đã đàm phán thành công và ký kết gói thầu cung cấp thiết bị chính của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với Liên danh Nhà thầu Sojitz – Daelim (SDC) với giá trị Hợp đồng là 826 triệu USD. Có thể nói, Hợp đồng gói này là bước đột phá so với tiền lệ triển khai gói thầu EPC dự án nhà máy nhiệt điện đã và đang thi công như: Nhà thầu cung cấp thiết bị thu xếp vốn ECA đạt 85% giá trị Hợp đồng, các thiết bị chính đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ G7 và các tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới, triển khai gói thầu lớn làm giảm bớt giao diện các gói thầu dẫn đến việc đảm bảo hoàn thành theo tiến độ chung của dự án, đồng thời Nhà thầu cung cấp thiết bị vẫn tuân thủ các quy định về chịu phạt tiến độ, phạt thông số bảo hành. Sau khi ký Hợp đồng cung cấp thiết bị chính, PVC đã chuẩn bị ngay một số thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam để Hợp đồng sớm có hiệu lực như: đăng ký với Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện thanh toán bằng USD, đăng ký kê khai thuế nhà thầu với cơ quan thuế, hoàn thành các thủ tục để tạm ứng Hợp đồng, tổ chức họp khởi động gói thầu (Kick-off meeting) tại Seoul – Hàn Quốc từ ngày 18 - 25/6/2012. Song song với việc triển khai các công việc thuộc Hợp đồng gói thầu cung cấp thiết bị chính của Nhà máy, một số công tác chuẩn bị cơ sở vật chất để điều hành thi công của Tổng thầu, thi công các hạng mục công trình tạm phục vụ thi công, các công trình chính không liên quan đến gói thầu thiết bị chính cũng đã được PVC đồng loạt triển khai, như: khảo sát địa chất, xử lý nền kho than, thi công cảng tạm… Tiến độ những công việc PVC đang triển khai của dự án hiện nay cho thấy PVC sẽ đảm bảo thực hiện thành công các mốc tiến độ đã cam kết với Chủ đầu tư là phát điện Tổ máy 1 sau 39 tháng và Tổ máy 2 sau 45 tháng kể từ ngày Hợp đồng EPC có hiệu lực từ tháng 12/2011. Xin chân thành cảm ơn ông! (Theo nguồn PVC)
|